Khu du lịch Yên Tử Quảng Ninh, thông tin cơ bản về Yên Tử

13/05/2018
tin tức

GIỚI THIỆU

Giữa cánh cung núi rừng trùng điệp vùng đông bắc Việt Nam, khu du lịch Yên Tử. Di tích danh thắng quốc gia đặc biệt Yên Tử nằm trên địa bàn Xã Thượng Yên Công và phường Phương Đông  (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh). Gồm 10 ngôi chùa và hàng trăm am, tháp, trải dài gần 20 km từ chùa Bí Thượng đến chùa Đồng ở độ cao 1068m so với mực nước biển.

Mỗi chùa mang trong mình những kiểu kiến trúc, giá trị lịch sử, tôn giáo. Những câu chuyện  gắn liền với vua Trần Nhân Tông đã về đây tu hành rồi hiển Phật.

Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, Yên Tử vẫn đang được bảo tồn, phát triển. Xứng danh là khu di tích danh thắng đặc biệt quan trọng của quốc gia, là trung tâm Phật giáo lớn của cả nước. Hàng năm đón hàng triệu lượt khách về Khu du lịch Yên Tử Quảng Ninh với tour lễ hội.

 

Khu du lịch Yên Tử Quảng Ninh

LỊCH SỬ NÚI YÊN TỬ

Thời xa xưa, Yên Tử có tên là Núi Voi – tên chữ là Tượng Sơn, vì dáng núi giống hình con voi. Núi Yên Tử còn có một tên gọi khác là “Bạch Vân Sơn “ ( núi mây trắng) vì núi cao nên quanh năm được mây trắng bao phủ.

Tục truyền rằng, một vị đạo sĩ từ phương Bắc tên là An Kỳ Sinh. Đã lặn lội tìm đường đến Yên Tử mong tìm thuốc trường sinh bất tử. Đến Yên Tử, An Kỳ Sinh vừa tu đạo vừa luyện thuốc. Đạo sỹ đã phát hiện ra núi Yên Tử có rất nhiều loại dược liệu quý hiếm. Nhưng không thể có loại thuốc trường sinh bất tử  mà chỉ có con đường tu hành đắc pháp con người mới bất tử vĩnh hằng.

Đạo sỹ đã hóa đá trên đỉnh núi. Để tưởng nhớ đạo sỹ, người sau đã lấy tên ông đặt tên cho núi là An Tử Sơn (núi Thầy An = núi An Tử). Đến thời Lê, do kiêng tước hiệu của An Đô Vương Trịnh Cương nên đọc thành Yên Tử như ngày nay.

      

KHU DU LỊCH YÊN TỬ KINH ĐÔ PHẬT GIÁO

 Song, Yên Tử thực sự được nhiều người biết đến bởi lẽ Yên Tử đã từng là trung tâm văn hoá. Kinh đô Phật giáo của nước Đại Việt từ thời Trần.

 

  1. YÊN TỬ CHỐN TỔ THIỀN

Đến nay, thực tế đã chứng minh hàng năm có hàng triệu du khách hành hương về chốn Tổ Thiền. Bởi các thế hệ chư liệt tiền Tổ, các bậc hiền lương từ thời nhà Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Đã để lại nơi đây bao giá trị lịch sử, văn hoá, tâm linh.

Ngày nay, tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm không chỉ có ở Yên Tử. Mà đã truyền rộng ra nhiều miền của đất nước và nước ngoài. Những con người Việt dù sinh sống ở đâu nhưng đạo lý của Trúc Lâm Thiền phái vẫn ăn sâu. Bám rễ từ đời này qua đời khác để hình thành nên những trung tâm Phật Giáo Việt ở bên ngoài Tổ Quốc. Tinh thần giáo lý của Thiền phái Trúc Lâm không chỉ thu hút những người Việt xa Tổ quốc mà nhiều người nước ngoài cũng đã tin, đến, học và tu theo.

 

  1. YÊN TỬ NGÀY NAY           

Hai hệ thống cáp treo hiện đại được xây dựng ẩn hiện trong lùm cây không làm mất vẻ huyền bí của khu du lịch. Mà lại rất thuận tiện cho du khách, những người do sức khoẻ yếu hay chỉ đơn giản muốn ngắm cảnh từ trên cao. Nhà nước cũng đã có những dự án tôn tạo khu di tích, thắng cảnh này. Để tạo cho nơi đây trở thành một điểm du lịch tâm linh ,văn hoá và sinh thái hấp dẫn hơn.

Đặc biệt, đúng 20h mồng 9 tháng Giêng năm Quý Tỵ, tức 18-2. Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử vinh dự đón nhận Bằng Di tích quốc gia đặc biệt. Theo quyết định 1419 ngày 27-9-2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Nếu coi Yên Tử là một cơ thể sống trọn vẹn thì Thiền Phái Trúc Lâm là phần hồn. Còn các công trình kiến trúc văn hóa và rừng đặc dụng văn hóa cảnh quan là phần xác. Cả 2 phần đều tạo thành một Yên Tử thiêng liêng, là tài sản vô giá của nước nhà.

 

KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN  DA DẠNG VỀ SINH HỌC KHU DU LỊCH YÊN TỬ

Yên tử nổi danh là 1 khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng về sinh học. Trong 2686,5 ha rừng Yên Tử được bảo vệ khá nghiêm ngặt. Từ năm 1996 đến nay có tới 1335 ha rừng tự nhiên mang đặc trưng của rừng vùng Đông Bắc.

Hệ thực vật ở núi Yên Tử

Hệ thực vật và động vật ở đây còn khá đa dạng và phong phú. Rừng yên Tử còn tới 830 loài thực vật của 509 chi, 171 họ thuộc 5 ngành thực vật chính ở nước ta.

Trong đó có tới 38 loài cây quý hiếm được ghi tên trong sách đỏ Việt Nam như: gụ lau, nhọc lá dài, thông tre lá ngắn, thông la hán, giổi xanh, vàng tâm, giổi đỏ, sến mật, đinh thối, lim xanh, hồng tùng, vù hương, lát hoa, trầm,chò đãi, tô hạp, dây đau xương, mã tiền dây, củ bình vôi, bách bộ, thổ phục sinh, bảy lá một hoa, hoằng đằng, cốt cắn, ba kích, tử chanh, mắc niềng, hoàng tinh, vạn tuế tuế lá xẻ, sơn tuế, lông cu ly, tô mộc, trầu tiên, địa liền, gừng gió,… với những tác dụng như thần dược.

Yên Tử có nhiều loại cây đặc hữu như lim xanh, táu mật, hồng tùng, trầu tiên, trúc ngọc, kim giao.

 

Hệ động vật núi Yên Tử

Ngoài hệ thực vật phong phú, có giá trị. Nhiều mặt núi rừng Yên Tử còn có nhiều hệ động vật hoang dã. Rừng Yên Tử còn có 151 loài động vật có xương sống, trong đó: thú có 25 loài, chim có 77 loài, bò sát có 34 loài, lưỡng thê có 15 loài.

Hiện vẫn còn loài voọc mũi hếch còn tồn tại ở khu vực Tây Bắc núi Yên Tử. Về loài bò sát ở Yên Tử có loài nhông cá sấu là loài quý hiếm. Được xếp vào sách đỏ của thế giới. Tổng số loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ có mặt tại Yên Tử và có trong sách đỏ Việt Nam có tới

24 loài gồm 10 loài thú (trút, cu li lớn, khỉ mặt đỏ, voọc mũi hếch, khỉ mốc, rái cá thường, beo lửa, báo gấm, sơn dương, sóc bay),

11 loài bò sát gồm: ô rô vẩy, rồng đất, nhông cá sấu, trăn gấm, rắn ráo, rắn ráo trầu, hổ mang chúa, hổ mang bành, cạp nong, rùa to đầu, rùa vàng. Và 3 loài lưỡng thê: cóc rừng, ếch ang và ếch gai.

Chim có 4 loài: gà lôi trắng, gà tiền, phượng hoàng đất, cao cát.

Khu du lịch Yên Tử Quảng Ninh còn nhiều tiềm ẩn, nhiều loại cây, thú rừng thuộc loại quý hiếm. Hiện các nhà chuyên môn còn tiếp tục thống kê. Cây rừng Yên Tử phân bố tùy theo độ cao của tầng rừng. Mỗi loại cây thích nghi tùy theo nhiệt độ và khí hậu để sinh trưởng và phát triển. Ví dụ: cây giang, cây bụi, gỗ tạp nhỏ thích nghi ở tầng thấp; lim xanh, chò chỉ, táu phát triển nhiều ở tầng trung; trúc, mai phát triển mạnh nơi khí hậu mát mẻ có ánh nắng.

 

Khu du lịch Yên Tử Quảng Ninh

NHƯNG LOẠI CÂY Ở KHU YÊN TỬ

Những loại cây được coi như biểu tượng văn hóa ở Yên Tử

Nhiều bậc thiền nhân chọn trồng nhiều loại cây “thiêng” bên đường và cạnh các chùa: xích tùng, cây đại,… Đặc biệt hiện nay ở Yên tử còn hiện hữu cả rừng mai. Đại thụ trải dài theo tuyến hành hương từ chùa Giải Oan đến gần An Kỳ Sinh. Thấp hơn phía dưới, du khách như lạc vào rừng mơ tới mùa lúc lỉu quả. Nằm trong vùng khí hậu đặc biệt, hoa anh đào Nhật Bản xứ bạn đã được trồng tại đây hòa mình với non thiêng Yên Tử.

 Cây Trúc (tre): tượng trưng cho người quân tử ngay thẳng trung trực. Sự đông đúc quần tụ của rừng trúc được ví như sự hợp quần của tín đồ, phật tử. Trúc là loại có nhiều đốt – “cây tre trăm đốt” như chiếc thang lên trời trong ước vọng tâm linh. Với đạo Phật, do lòng rỗng, trúc (tre) được tượng trưng cho “tâm không”dẫn mọi người về với bản thể chân như, để thấy “ Phật tâm”.

 Cây tùng (thông): tượng trưng cho người quân tử học rộng tài cao, sẵn sàng gánh chịu mọi phong ba, bão tố. Mà vẫn giữ được phẩm chất đạo đức, thanh cao thoát tục. Tùng (thông) được coi như nét gạch nối giữa trời đất để âm dương dung hòa, hiện thân của trí tuệ, là con đường dẫn Phật tử tu hành tới siêu thoát.

 Cây Đại: thuộc loại cây thiêng trong hệ cây “thiên mệnh” (mệnh là sinh khí vũ trụ, linh hồn). Trong quan niệm dân gian, cây đại có khả năng hút sinh lực từ bầu trời. Chuyển xuống cho đất và nước để làm bừng lên một cuộc sống viên mãn.

 Cây bồ đề: là cây giác thụ, đại thụ, hiện thân của sự giác ngộ, sáng suốt, minh triết, tượng trưng cho Phật đạo. Bởi Đạo Phật lấy trí tuệ mà giác ngộ diệt trừ vô minh. Cây bồ đề tượng trưng cho tri, trí, đạo, giác, nên ở Yên Tử, bồ đề được trồng nhiều, nhất là ở cạnh phía trước và bên trái cửa chùa. Bồ đề còn được gọi là tất-bát-la gắn với tích đức Thích Ca Mâu Ni ngồi tham thiền dưới gốc cây bồ đề. Mà giác ngộ được đạo lý (chứng quả bồ đề). Vì thế cây bồ đề trồng ở chùa còn thể hiện mục đích của việc tu hành.

 Cây sung (cây vô ưu): biểu tượng cho sự sung mãn, sung túc trong tích truyện về Đức Phật. Khi Ngài mới ra đời có đề cập tới cây vô ưu, bà Ma Gia đã vịn cành vô ưu mà sinh ra Đức Phật Thích Ca ở đằng nách. Theo các nhà tu hành thì sung (vô ưu) tượng trưng cho sự diệt trừ 108 điều phiền não, là biểu tượng tinh thần của thế giới Nhà Phật, nhắc nhở người tu hành và đem phúc lành tới cho tín đồ. Người xưa thường chọn gỗ sung tạc tượng Phật để thờ cũng vì ý nghĩa đó. Hiện nay ở Yên Tử có gần 10 cây sung cổ có tuổi đời hàng chục đến hàng trăm năm trải dọc tuyến từ chùa Hoa Yên đến gần An kỳ Sinh.

 Cây mít (balamật): vốn được đưa từ Ấn Độ tới, là loại cây già, gỗ quánh, cho ăn quả cả lúc non đến  lúc chín, không thấy hoa mà kết trái mang mật ngọt cho đời, âm thầm phù hợp với kiếp tu hành.

Balamật phiên âm từ tiếng Ấn Độ nghĩa là đáo-bỉ-ngạn (đưa con người ta tới bờ giác ngộ, nơi không còn sinh tử lo âu, đưa người ta khỏi bến mê về bến giác ngộ). Như thế, đáo-bỉ-ngạn cũng có nghĩa là đại trí tuệ, mà cây mít là tượng trưng.

Người xưa và nay chọn gỗ mít tạc tượng Phật để thờ, nhắc con người ta phải tĩnh tâm trên con đường trí tuệ. Giới tu hành còn gọi cây mít là cây giác ngộ và thường dùng lá mít làm đế oản cúng Phật.

Theo tín ngưỡng dân gian: cây Si, cây Sanh, cây Đa là loại cây nơi thường ngự của các thần linh, cũng có khi là nơi nương dựa của các linh hồn bơ vơ, các vong linh được dựa vào thần, hưởng lộc của chúng sinh.

Trong đường mòn tâm tưởng của mỗi người, nhất là với người Phật tử. Những “cây thiêng” như người dẫn đường đến miền thường trụ. Cây rừng Yên Tử là cả một “thế giới” tươi tốt đối trọng với cuộc sống ồn ào ở ngoài đời.

Những hàng tùng, cây đại, cây đề dọc tuyến đường và xung quanh các chùa tại Khu du lịch Yên Tử Quảng Ninh vươn cao như nhắc nhở khách hành hương “dẹp lòng trần, khơi lòng tĩnh”, tâm niệm về Đất Phật. Chùa tháp, rừng già, “cây thiêng” hòa cùng dấu xưa trong lòng người hôm nay.

 

Khu du lịch Yên Tử Quảng Ninh

QUAN NIỆN CƠ BẢN VỀ PHONG THỦY ĐẠI CẢNH YÊN TỬ

Đại cảnh Yên Tử theo quan niệm cơ bản về phong thủy:

Biểu hiện hoàn chỉnh của Ngũ Quyết (Long,Huyệt, Sa, Thủy, Hướng):

Long là: mạch của núi, sự phát triển biến điệu của mạch từ nơi khởi nguyên gọi là Khí mạch: Có 9 Long thế.  Địa thế của Yên Tử cho ta cảm quan một nét dông núi như từ trên mây trời sà xuống. Trập trùng uyển chyển xuôi dần về phía Nam. Có thể luận đây là thế Giáng Long.

Huyệt là: Âm huyệt và Dương huyệt. Huyệt được nhận biết bởi luận xét hình thái của Long và Hà Lưu ( Thủy) là nơi vượng khí. Tại Yên Tử, những tháp mộ và chùa chính từ thời Lê về trước đều tập trung trên dông núi chính( Tổ sơn).

Sa là: tiểu sơn( núi nhỏ) ở quanh Chủ Long, sa bên tả gọi là Thanh Long, sa bên hữu gọi là Bạch Hổ, sa phía trước là Chu Tước, sa phía sau là Huyền Vũ. Núi nhỏ phía trước gần là Án Sơn, núi nhỏ phía trước xa gọi là Triều Sơn, đỉnh Yên Tử là khởi nguồn của 3 dông núi. Hai bên Sa Sơn bao bọc thấp dần như thế tay ngai, theo phong thủy thì thật là đắc địa.

Thủy là: dòng nước (hà lưu) chảy theo Sơn mạch, thủy khẩu là khởi nguồn của dòng nước. Thủy hành là hình thái dòng nước chảy. Các mạch nước chảy xuống lưu thủy cùng dừng lại thì tạo thành Minh Đường. Một Minh Đường nhỏ mà được hội tụ Hà Thủy thì tốt gấp vạn lần một biển nước ở xa (suối Giải Oan) được coi như Minh Đường.

Hướng là: hướng phát triển của Long mạch. Thế của các dông núi Yên Tử đều đổ về phía Nam. Xa xa là một vùng trời biển và những  dòng sông lớn uốn khúc đổ ra cửa Bạch Đằng. Đây là sự dung hòa tuyệt vời của Trời-Đất, của Thiên khí và Địa khí. tại Khu du lịch Yên Tử Quảng Ninh. Phúc địa Yên Tử đó là  cả môi trường thiên cảnh  và địa cảnh.

    

Biểu hiện định thức không gian

Tổ Sơn : Dông núi chính từ đỉnh Yên Tử xuống bãi xe Giải Oan ( Chùa Đồng, An Kỳ Sinh, Bảo Sái – Vân Tiêu, Hoa Yên, Tháp Tổ, Hòn Ngọc, Giải Oan)

Sa Sơn : Thanh Long- Bạch Hổ, 2 dông núi Đông và Tây. Ôm xuống  thung lũng Giải Oan và kéo đến tận cánh đồng Nam Mẫu.

Án Sơn : Theo hướng Nam chếch Đông 150 độ. Dông chính Tổ Sơn thẳng chiếu đỉnh cao điểm núi Tổ của Chùa Lân. Đây có thể coi như  Tiền án.

Triều Sơn : Dãy núi phát triển ngang theo hướng Đông- Tây phía Nam cánh đồng Nam Mẫu

Minh Đường : Khu vực thung lũng, Khe Hổ Khê là tiểu Minh Đường.

Hậu Chẩm : Cao điểm sau đỉnh chùa Đồng cùng đỉnh dông Yên Tử.

Nguyên Phó thủ tướng  Nguyễn Khánh

Khi tới thăm Yên Tử đã nói: ”Người ta quan tâm đến Yên Tử không phải vì chùa lớn. Kiến trúc đặc biệt mà quan tâm đến ý nghĩa lịch sử của Yên Tử. Văn hoá Phật giáo Việt Nam. Ở đây, bản sắc dân tộc Việt Nam, tư tưởng, tâm hồn Việt Nam được thể hiện rất rõ “ .

Hay Nguyên Đại Tướng – Nguyên Chủ Tịch Nước CHXHCN Việt Nam. Đã từng viết khi về thăm Khu du lịch Yên Tử Quảng Ninh ngày 29 tháng 4 năm 2007. “ Di tích văn hóa lịch sử Yên Tử – Tùng Lâm là tài sản vô giá của Tổ quốc, trường tồn mãi với dân tộc Việt Nam ta”.

 Ngày nay du khách thập phương trẩy hội về Yên Tử. Ngày một đông bởi đó chính là con đường tới Cõi Phật. Tới cái tâm thiện căn của chính bản thân mình

>>> Hệ thống các chùa ở khu du lịch Yên Tử

Nguồn ST

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *