Chùa Đồng Yên Tử Quảng Ninh lịch sử kiến trúc cảnh quan

Chùa Đồng Yên Tử, Quảng Ninh

Du khách lên thăm chùa Đồng

Chùa Đồng Yên Tử có tên gọi ban đầu là Thiên Trúc Tự, sở dĩ được gọi là chùa Đồng vì toàn bộ Chùa được làm bằng chất liệu đồng (theo lời sư trụ trì chùa Thích Thanh Quyết).

  • Chùa tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068m).
  • Chùa Đồng Yên Tử đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là ngôi chùa đồng lớn nhất và nằm ở độ cao nhất cả nước.
  • Đây cũng là ngôi chùa được xếp vào hàng độc đáo nhất trên thế giới, được ví như một “kỳ quan mới” tại khu danh thắng Yên Tử – hiện đang giữ rất nhiều kỷ lục mà không phải ai cũng biết.
  • Phía sau chùa là vực sâu với vách núi đá dựng đúng thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang.

Lễ hội chính của Chùa Đồng là mùng 10 tháng Giêng hàng năm

Du lịch Yên Tử 1 ngày

Cảnh quan và Kiến trúc Chùa Đồng

Kiến trúc

Chùa Đồng mới do các nghệ nhân đúc đồng ở Ý Yên, Nam Định thực hiện theo mẫu chùa Dâu Keo (Thuận Thành, Bắc Ninh). nặng 70 tấn, dài 4,6m, rộng 3,6m và chiều cao từ cột nền tới mái là 3,35m. Các hoa văn, họa tiết trên đầu đao, bệ mái mang đậm phong cách đời Trần. Toàn bộ công trình gồm chùa, tượng Phật, chuông nặng hơn 70 tấn, được đúc bằng đồng nguyên chất nhập từ Australia. với khoảng hơn 4.000 cấu kiện, trong đó cấu kiện nặng nhất có trọng lượng 1,4 tấn, được lắp đặt trực tiếp trên đỉnh núi.

Hai bên chùa có giá treo chuông, khánh. Sau chùa là nhà tăng cho sư an trú lo Phật sự của chùa.

Cảnh quan

Do vị trí cheo leo, đỉnh núi quanh năm mây mờ che phủ. Nên chùa được thiết kế đặc biệt với những phương pháp tối ưu nhất để chống chịu với thời tiết khắc nghiệt.

Khi thi công chùa Đồng mới, hai ngôi chùa cũ trên đã được chuyển về bảo quản tại Ban Quản lý di tích Yên Tử. Sau này được chuyển về Nhà trưng bày.

Địa thế chùa được dựng mang hình dáng một đóa sen khổng lồ. Trong đó mỗi phiến đá là một cánh sen nở, chùa Đồng tọa lạc giữa đài sen. Địa thế nghiêng sang hai bên. phía đông triền đá dốc nghiêng, phía tây dốc đứng thành vực thẳm, lối đi chỉ vừa một bàn chân chênh vênh. Chùa quay về hướng Tây Nam, có bình đồ kiến trúc hình chữ “nhất”, một gian hai chái, cũng mang dáng như một bông sen nở.

Lên đỉnh Yên Sơn, đi trong mây không phân biệt đâu là trời, đâu là đất, đâu là người ở nơi hòa đồng giữa trời đất và người (thiên, địa, nhân). Từ đỉnh Yên Sơn nhìn về 4 hướng là cả vùng Đông Bắc như dải lụa xanh thẳm, cảnh đẹp lạ thường.

Chùa Đồng, Yên Tử

Lịch sử Chùa Đồng

Chùa Đồng – Yên Tử từng là nơi tu hành của Đức Vua

Phật Hoàng Trần Nhân Tông, con trưởng của vua Trần Thánh Tông (1258-1308). Nguyên khởi, chùa Đồng do một bà phi của chúa Trịnh dựng vào thời hậu Lê (thế kỷ 17). Chùa được đúc bằng đồng, ban đầu chỉ là một cái khám nhỏ, một người chui không lọt.

Đến năm Canh Thân 1740, đời vua Lê Cảnh Hưng, bão làm bật mái chùa. Sau bị kẻ gian dỡ phần còn lại chỉ để lại dấu tích các hố cột chôn trên mỏm đá.

Vào mùa Đông 1930, bà Bùi Thị Mỹ từ chùa Long Hoa tái tạo chùa Đồng. Bằng bê tông cốt đồng trên một hòn đá vuông cao quá đầu người ở vị trí chùa Đồng cũ.

Đến năm 1993

Ông Nguyễn Sơn Nam, một Việt kiều ở Mỹ. Cùng các phật tử ở hải ngoại phát tâm đúc lại. Chùa mới kiến trúc hình chữ Đinh theo dáng một bông sen nở, ngự trên sập đồng chân quỳ dạ cá trổ hình hoa sen cách điệu. Đặt ngay bên cạnh ngôi chùa Đồng bằng bê tông xây dựng đầu thế kỷ XX.

Theo tinh thần, hai chùa quy vào một khối, không để Phật tử và nhân dân phải thờ hai chùa Đồng cùng một lúc, thực hiện Quyết định số 3325/QĐ-UB ngày 29/8/2005 của UBND tỉnh Quảng Ninh.  Phê duyệt dự án đầu tư tôn tạo tại chùa Đồng tại khu di tích Yên Tử, TP Uông Bí.

Ngày 03 tháng 6 năm 2006 dưới sự chủ trì của Tiến sĩ Phật học Đại Đức Thích Thanh Quyết (Thượng Tọa Thích Thanh Quyết). Ban Quản lý Dự án chùa Đồng, bằng công đức thập phương trong và ngoài nước. Đã khởi lễ đúc chùa Đồng theo mẫu thiết kế của kiến trúc sư Trần Quốc Tuấn – Viện Bảo Tồn Di Tích.

Chùa được khánh thành vào ngày 30 tháng 01 năm 2007. Tọa lạc trên đỉnh non thiêng ở vị trí giữa hai ngôi chùa được xây dựng trước đây.

Tượng phật tổ, trên đường lên Chùa Đồng

Hệ thống thờ cúng tại Chùa Đồng

Hệ thống tượng Phật

Trong chùa gồm 1 pho tượng Phật Thích Ca và 3 pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm.

Tượng có kích thước cao trung bình từ 0,45-0,87m tọa trên đài sen. Trong đó 3 pho tượng Tổ được tạo tác lớn hơn.

Tượng Thích Ca trong trang phục áo cà sa, tọa thiền với tư thế kiết già (thế liên hoa tọa).

Tượng Đệ nhất Tổ (Trần Nhân Tông) mặc áo cà sa. Tay úp lên hai đùi, tư thế ngồi “kiết già kiểu cát tường” hay còn gọi là “cát tường tọa” mắt nhìn xuống soi rọi nội tâm.

Tượng Đệ nhị Tổ (Pháp Loa) và Đệ tam Tổ (Huyền Quang) mặc áo cà sa. Tư thế ngồi kiết già không lộ bàn chân, tay kết “định ấn”.

Toàn bộ 3 pho tượng Tổ ngự trên đài sen. Đặt trên bệ, trang trí hoa văn hình sen, cúc, thị, lá lật, hoa văn sóng nước.

Có ý nghĩa tâm linh đặc biệt

Từ lâu, chùa Đồng không chỉ mang ý nghĩa về kiến trúc. Mà xét trên phương diện tín ngưỡng lâu đời, nó có ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Chùa Đồng Yên Tử hoàn toàn khác biệt. Bất cứ công trình đúc kim loại nào trên thế giới, kể cả kiến trúc và điêu khắc mỹ thuật. Đó là vẻ đẹp vừa khỏe khoắn, vừa mềm mại, bay bổng.

Theo dân gian, chùa Đồng – Yên Tử. Nơi con người có thể cầu viện được “sinh lực của vũ trụ” cho mọi mặt của cuộc đời. Dòng sinh lực vũ trụ này như mọi nguồn hạnh phúc chảy xuống mặt đất làm nảy nở sự sống.

Dòng chảy của sự thiêng liêng đó chỉ xảy ra ở những mảnh đất hội được những điều kiện nhất định. Chùa Đồng, nơi mà tín đồ, phật tử đặt niềm tin vào sự linh ứng. Mỗi lần đến thăm viếng để được nhập vào nguồn sinh khí vô biên đó.

 

Hàng năm, lễ hội ở chùa Đồng và Yên Tử. Chung diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch) và 3 ngày đầu năm. Ngoài ra, vào những ngày sóc, vọng hay lễ Vu Lan, Phật đản.

Nhiều Phật tử cả nước cũng về đây hành hương. Lên chốn Trúc Lâm Yên Tử linh thiêng để tỏ lòng thành kính với Đức Phật từ bi.

Khu du lịch Yên Tử Quảng Ninh, thông tin cơ bản về Yên Tử

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *