Để hiểu hơn về Côn Đảo, chúng tôi xin đưa đến các bạn những thông tin cơ bản nhất về Vườn Quốc Gia Côn Đảo. Để các bạn có thể hiểu hơn về thiên nhiên con người nơi đây.
VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO
Gồm 14 hòn đảo. Thuộc quần đảo Côn Sơn nằm về phía Đông Nam Việt Nam, thuộc tỉnh Bà Rịa, Vũng Tầu. Năm 1984 Chính Phủ thành lập khu rừng cấm Côn Đảo và trở thành Vườn Quốc gia vào năm 1993.
Diện tích rừng quốc gia Côn Đảo là 19.990,7 ha bao gồm:
- 5.990,7 ha hợp phần bảo tồn rừng.
- 14.000 ha hợp phần bảo tồn biển.
- 20.500 ha vùng đệm biển.
Vườn Quốc Gia Côn Đảo là một trong sáu vườn quốc gia của Việt Nam. Vừa thực hiện bải tồn rừng vừa thực hiện bảo tồn biển.
Tài nguyên thực vật rừng đã thống kê, xác định 1.077 loài thực vật bậc cao, có mạch. Trong đó có 44 loài được tìm thấy ở Côn Đảo lần đầu tiên. 11 loài được các nhà khoa học lấy tên Côn Sơn. Đặt tên cho loài như Dầu Côn Sơn, Bui Côn Sơn, Đọt dành Côn Sơn.
Hệ động vật rừng có 160 loài, trong đó
- 29 loài thú,
- 85 loài chim,
- 38 loài bò sát,
- 8 loài ếch.
Có 4 loài động vật đặc hữu của Côn Đảo đó là:
- Sóc đen Côn Đảo
- Thạch rùng Côn Đảo
- Khỉ đuôi dài Côn Đảo
- Rắn kiếm Côn Đảo
Tài nguyên đa dạng sinh học biển rất phòng phú, với 1.725 loài sinh vật biển. Một trong những công việc tiêu biểu của Vườn Quốc Gia Côn Đảo là thực hiện thành công chương trình bảo tồn rùa biển hàng năm. Bắt đầu từ năm 1995 đến nay. Vích & Đồi Mồi thường lên đẻ ở các bãi biển và được đeo thẻ để nghiên cứu và quản lý tốt hơn. Đây là loài bị đe doạ tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu.
Sự cách ly về địa lý là yếu tố tạo nên sự đa dạng về các hệ sinh thái, phong phú về thành phần loài và tính đặc hữu cao tại Côn Đảo. Với tiềm năng đa dạng về sinh học cao, Vườn Quốc Gia Côn Đảo được ngân hàng thế giới đưa vào đưa vào danh sách các vùng ưu tiên cao nhất trong các khu bảo tồn thiên nhiên toàn cầu.
Năm 2013, ban thư ký công ước Ramsar công nhận Vườn Quốc Gia Côn Đảo là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế thứ 2.203 của thế giới và khu Ramsar thứ 6 của Việt Nam.
>>> Côn Đảo có gì, chơi gì ở Côn Đảo? chia sẻ kinh nghiệm ăn chơi khi lên đảo.
RỪNG NGẬP MẶN
Diện tích rừng ngập mặn ở Côn Đảo khoảng 32 ha, vơis 46 loài thực vật. Mặc rù diện tích không lớn nhưng đây là khu rừng ngập mặn nguyên sinh, chúng hình thành và phát triển trên nền cát pha sỏi và lẫn san hô chết
Thực vật rừng ngập mặn sinh trưởng và phát triển ở những nơi mà các loài thực vật khác không thể sống được. Tuy nhiên, sự tồn tại của chúng đang bị đe doạ do ô nhiễm môi trường bởi rác thải & dầu cặn. Rừng có vai trò quan trọng: bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi, chăn sóng lấn biển, điều hoà khí hậu và môi trường, là nơi sinh sống của một số loài thuỷ sinh hữu ích.
RẠNG SAN HÔ
Rạng san hô Côn Đảo có 360 loài, san hô như những khu rừng của biển: nơi có rất nhiều loài thuỷ sinh. Các rạn sạn hô rất đa dạng phong phú về hình dạng, màu sắc, kiểu dáng. Rạng san hô có chức năng bảo vệ bờ biển, ổn định nền đáy và nơi thu hút du khách lặn chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ diệu, muôn màu, lung linh, huyền ảo của thiên nhiên dứới đáy biển
CỎ BIỂN
Côn Đảo có 11 loài cỏ biển, là nơi sinh sống của các loài thuỷ sinh có kích thước nhỏ hoặc mới sinh. Cỏ biển là nguồn thức ăn chính của loài bò biển – dugong, và các laoif rùa biển. Cỏ biển rất nhạy cảm với môi trường, các thay đổi về nhiệt độ. Cấp độ dinh dưỡng và các chất cặn lơ lửng đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của chúng.
LOÀI DUGONG
Số lượng cá thể Dugong sống ở Côn Đảo không nhiều, chúng là loài đang co nguy cơ tuyệt chủng. Do không gian sống bị thu hẹp, không đủ thức ăn, sinh sản thấp. Một quần thể phong phú chỉ có thể tăng 5% một năm nếu có nhiều con cái ở độ tuổi trưởng thành. Sự chậm chạp cũng làm cho chúng dễ bị thương dễ bị mắc cạn hay mắc vào lứoi đánh cá. Dugong có thể thọ đến 75 tuổi và từ 3-7 năm mới đẻ được một con.
Do vậy việc bảo vệ Dugong là việc làm cần thiết. Cùng trách nhiệm của mỗi chúng ta để con cháu mai sau còn được nhìn thấy DuGong.
RÙA BIỂN
Côn Đảo là sinh cảnh đẻ trứng và kiếm ăn của Rùa Xanh & Đồi Mồi. Rùa biển là loài chỉ thị quan trọng của hệ sinh thái tự nhiên. Còn hoang sơ và môi trường trong lành. Hiện tại có nhiều mối đe doạ đến sự tồn tại của rùa biển. Bị săn bắn, mắc lưới, trộm trứng, diện tích của bãi đẻ bị thu hẹp do biến đổi khí hậu, triều cường làm sạt lở bãi đẻ. Trong 1000 con nở ra chỉ có khoảng 1 con sống sót đến tuổi trưởng thành.
Bạn cùng chúng tôi chung tay có hành động bảo vệ loại Rùa biển. Ngay từ bây giờ để tránh nguy cơ loài này bị tuyệt chủng trong tương lai.
>>> Chương trình tour Côn Đảo 3 ngày 2 đêm đã bao gồm vé máy bay từ Hà Nội
>>> Những địa điểm du lịch Côn Đảo, đặt chân lên đảo hãy đi để khám phá